- Trang chủ
- Quyền Thần
- Chương 178: Vào Cung
Tác giả: Sa Mạc
Cửa đông cung chậm rãi mở ra, các cỗ kiệu của quan lại theo thứ tự đi vào, trông rất hoành tráng.
Hàn Mạc nhìn qua khe hở, thấy trước mắt một cung điện khổng lồ sừng sững trên mặt đất, cả hoàng cung được lát bằng đá đồ sộ rộng lớn vô cùng, ngự lâm quân áo giáp sáng bóng chống trường mâu, eo đeo đao, canh gác tất cả cả ngóc ngách, toàn bộ khoảng không giữa điện trống trải mà sạch sẽ, toát lên khí thế trang nghiêm đến nghẹt thở.
Đứng ở bên trong nội điện, trước mặt tòa nhà nguy nga, bề thế, dường như người nào cũng đều cảm thấy mình nhỏ bé vô cùng.
Giữa khoảng sân rộng của nội điện có rất nhiều đá cẩm thạch, sắp đặt đâu ra đấy, bên trên khắc thần thú, có long, có phượng, có sư tử, thiên mã, hải mã, toan nghê, giải trĩ, hành thập, đẩu ngưu… giống y như thật, mang dáng vẻ uy nghiêm.
Yến An điện là ngoại cung lớn nhất hoàng cung, các quan lớn nhỏ đều xuống kiệu, sau đó lần lượt vào Yến An điện. Trong điện có phép tắc riêng, không phải mọi người đều tụ tập một đám, các quan lại đều có chỗ của chính mình. Trong thành các quan phân chia thế lực rất nghiêm mật, mà Hàn Mạc không quan không chức, lại vào cung theo thánh chỉ, nên đứng bên ngoài chờ, trong một chốc không thấy các quan lớn trong triều.
Nhưng đứng ở đó như Hàn Mạc cũng không nhiều, tính cả Hàn Mạc cũng chỉ có sáu bảy người. Hàn Mạc tâm tình có chút kích động, nhưng trên mặt vẫn duy trì vẻ bình tĩnh, mấy người còn lại trên mặt đều hiện lên vẻ hưng phấn, cùng nhau nói chuyện, trông rất là nhiệt tình thân thiết. Bạn đang đọc truyện được lấy tại T.r.u.y.e.n.y.y chấm cơm.
Hàn Mạc biết rõ, những người này đều là người thân tín của các thế gia, đến nhận phong chức, tuy mặt ngoài tươi cười, niềm nở nhiệt tình, nhưng trong lòng đều suy nghĩ đề phòng đối phương, nói chuyện cũng là khách sáo.
Hắn cũng không lên phía trước, chỉ đứng một chỗ trong góc, ngắm nghía hoàng cung ngọc trụ điêu khắc trên tường bích họa. thật không ngờ, văn hóa của Trung Hoa ở thời kỳ này không những không xuống dốc, mà nghệ thuật vẫn vô cùng rực rỡ. Điều này khiến cho người ta phải ngạc nhiên thán phục, trình độ kiến trúc, phù điêu, bích họa, dụng cụ, tất cả đều là văn hóa vật thể, là tượng trưng cho sự phát triển của nghệ thuật Trung Hoa.
Không lâu sau, đã nghe tiếng trống chầu, lại có thái giám chấp sự giọng sắc nhọn hô lớn:
- Quần thần vào điện.
Từ " vào điện" tất nhiên không phải cung điện nào khác, mà là cung điện lớn nhất, dùng để xử lý chuyện quốc gia: Thái Bình điện.
Quần thần chỉnh lại quần áo, theo thái giám chấp sự dẫn dắt, hai hàng dài đi theo, cùng ra Yến An điện, trong ánh mắt chăm chú của ngự lâm quân, tiến vào cửa Đông Dương vừa mở.
Cửa Đông Dương là cửa thứ hai trong cung, không giống cửa Đông Cung nguy nga khổng lồ, nhưng dầy dặn rắn chắc, nó được làm nên từ đồng, muốn công vào hai cánh cửa đồng này, nhất định phải cần đến cơ quan thiết kế bên trong, nếu chỉ dựa vào nhân lực khó có thể làm được.
Cánh cửa thứ hai này, ngoại trừ bốn cửa lớn chính, cũng có cửa phụ, đều có lầu canh gác, trên lầu có cự nỗ thủ vệ, rất là nghiêm ngặt.
Cửa chính là cửa các đại thần ra vào, cửa phụ dành cho thái giám, cung nữ cùng với một số nhân vật không quan trọng đi lại, ra vào cũng bị nghiêm ngặt kiểm tra, bất kể cung nữ thái giám, nếu không có chuyện cần kíp, trên người một miếng sắt cũng không được mang, điều này đều vì an toàn của hoàng tộc.
Trong cung thái giám cung nữ vô số, tuy đều hầu hạ hoàng đế, nhưng nếu nói không có cấu kết thế gia quan lại, đến quỷ cũng không tin.
Trong cung vì thái giám cung nữ quá nhiều, nên có mười bốn ti sáu cục phân công nhau quản lý cẩn thận.
Cửa Đông Dương phía sau, là năm chiếc cầu tinh xảo bằng bạch ngọc hình vòm, dưới cầu nước trong nhìn thấy tận đáy, bên trong còn kim lân bơi lội.
*: động vật có vảy.
Chính điện kiến trúc nguy nga sừng sững hiện ra ở trước mặt.
Trong triều lấy Thái Bình, Trung Bình, Bảo Bình ba điện làm trung tâm, Thái Bình phía trước, Trung Bình ở giữa, Bảo Bình phía sau, nhìn từ xa như trông như tiên cung trong truyền thuyết, như ảo như mộng, vàng son lộng lẫy.
Ba điện xây bằng đá cẩm thạch trắng, móng ba tầng rất dày, mỗi tầng trang trí lan can bằng đá cẩm thạch, cột trụ cả ba tầng đều chạm trổ rồng bay phượng múa, mình rồng được nâng lên bằng sóng biển và mây, có thể nói mấy ngàn mét vuông này là tinh hoa là kết tinh của nghệ thuật kiến trúc toàn đất nước Trung Hoa rộng lớn và có bề dày lịch sử.
Thái Bình là điện chính, cũng là nơi nghị sự, Trung Bình điện dùng để tế lễ, Bảo Bình điện là nơi ban thưởng yến tiệc, ba điểm trước sau tôn nhau lên, hết sức hùng vĩ.
Từ Đông Dương môn đi vào, qua cầu Đai Ngọc, rồi đi thêm một đoạn khá dài mới đến Thái Bình điện.
Hai bên đường, lính canh đứng san sát, từng cặp mắt nhìn xoáy vào các quan lại đi qua, tới cửa Thái Bình điện, đã có thái giám mở cánh cửa màu đỏ đồ sộ, có thái giám cao giọng hô
- Quần thần vào triều!
Các quan chia làm hai nhóm, bước trên thềm đá, từ từ đi vào Thái Bình điện.
Trong đại điện cột trụ bằng ngọc như rừng, vàng son lộng lẫy, đại khí hào hùng, ghế rồng cao cao bên trên, trước đó là đồng chế tiên hạc linh quy, còn có lư hương đã đốt thoang thoảng mùi hương dâng lên, tạo lên không khí trang trọng uy nghiêm tột bậc.
Hàn Mạc đi một mạch, chỉ dám lén quan sát, trong lòng ngạc nhiên và thán phục vô cùng. Hắn lúc này mới thât sự cảm nhận được cái gì là Hoàng cung, cái gì là chí tôn, thiên tử, tuy rằng bây giờ uy danh của hoàng đế cũng ít nhiều suy giảm.
Quần thần trong điện đứng im phăng phắc, đã thấy hai tên thái giám bê ra một chiếc ghế lớn bằng lim, trên đó trang sức hoa văn tinh xảo, đặt ở trước hàng quan văn.
Hàn Mạc ở phía cuối đám quần thần, nhìn thấy như vậy có chút kì quái, nhưng khi nhìn thấy có người đi lên, hắn chợt hiểu ra mọi chuyện.
Chỉ thấy bên phía văn thần một người chậm rãi tiến lên, chậm rãi ngồi trên chiếc ghế.
Người này tuổi khoảng sáu mươi, vẻ mặt lãnh đạm, chòm râu hoa râm, mặc triều phục nhất phẩm, đội mũ bạc, sau khi ngồi xuống, lim dim con mắt, coi quần thần không là gì, thản nhiên dưỡng thần.
Hàn Mạc không phải không hiểu biết, trong nháy mắt nhận ra người này là ai.
Có thể có được cái thế dưới một người trên muôn người như vậy, toàn nước Yến chỉ có Tiêu gia tông chủ, đương triều thái sư Tiêu Đồng Lam.
Nước Yến trừ lục bộ thượng thư, trên danh nghĩa, quan cao nhất chính là tam công gồm: thái sư, thái phó và thái úy. Tuy nhiên ở triều trước, thái phó, thái úy đã bị bỏ, nếu không phải tiên đế chết sớm, chức thái sư cũng sẽ bị bỏ, chỉ là sau khi tiên đế băng hà, chức thái sư không những không bỏ, mà còn quyền thế rất lớn, nói trắng ra là đảm nhiệm chức thái sư nhất định là thành viên nội các, thành viên nội các lại chỉ còn thái sư, vậy thái sư trở thành người đứng đầu nội các.
Số lượng người Tiêu gia làm quan trong triều kém hơn so với Tô gia. Tô Quan Nhai thân là Lại bộ Thượng thư, mặc dù gặp phải nội các cản trở, nhưng thân tại chức vị, có khả năng bổ nhiệm quan lại, so với gia tộc khác dễ dàng hơn nhiều, thủ tục cũng ít, cũng vì như thế, quan lại Tô gia có mặt khắp triều. Quan lại Tiêu gia không phải nhiều nhất, nhưng hai bên văn võ, có thái sư đương triều, có Thần võ tướng quân Tiêu Hoài Ngọc, hai chức quan lớn này đều do Tiêu gia đảm nhiệm, tạo nên quyền lực khuynh triều cho Tiêu gia, hống hách vô lối.
Đại danh Tiêu thái sư, Hàn Mạc sớm đã nghe nói, nhưng bây giờ thấy hắn trong mắt, có cảm giác như ông lão này đáng lẽ không nên xuất hiện tại đây, mà phải ở một nơi yên tĩnh hưởng phước tuổi già.
Nhưng hắn hiểu được, trước mắt thoạt nhìn có vẻ là một lão nhân nhàn cư, nhưng lại chính là kẻ nắm quyền lực cao nhất nước Yến. Nói không hề quá rằng, lão già này chỉ cần ho khan một tiếng, thành Yến Kinh đã muốn run lên rồi.
Bách quan văn võ như ngừng thở, toàn điện Thái Bình, chỉ ngửi thấy mùi đàn hương và tiếng thở nhẹ của quần thần, không khí dồn nén đến cực điểm.
Sau một lát, lại nghe giọng thái giám chấp lễ hô to:
- Hoàng thượng giá lâm, chúng thần lâm triều!
Mành trân chân bên hông long đàn được vén lên, một thân hình mặc áo bào màu đỏ đầu đội tử kim quan tuổi chừng trung niên chậm rãi đi đến. Người này thân hình hơi mập, da mặt hơi vàng, râu ria cắt tỉa gọn gàng, bao quanh vài tên thái giám chấp lễ đi cùng, đi đến ngai vàng ngồi xuống, bách quan lập tức quỳ xuống hô:
- Hoàng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế!
Thì ra người này chính là đương kim hoàng thượng của nước Yến: Bình Quang Hoàng Đế Tào Đỉnh
Hoàng đế thoạt nhìn dường như rất mệt mỏi, nâng nâng tay, thái giám lập tức hô lên:
- Chúng thần bình thân!
Chúng thần đều tạ ơn đứng dậy, Tiêu thái sư một lần nữa ngồi xuống.
Lúc nước Yến khai quốc, đoán vận mệnh quốc gia, đó là Hỏa đức, cho nên nước Yến trải qua nhiều thế hệ, hoàng đế đều mặc long bào màu đỏ, không phải là long bào màu vàng như thường thấy.
Hoàng đế bệ hạ ngồi ở trên ghế chạm trổ mây bay, xa xa nhìn lại, như có ngọn lửa thiêu đốt trên long đàn.