- Trang chủ
- Quyền Thần
- Chương 494: Tâm cơ của mỗi thế gia
Tác giả: Sa Mạc
Tiêu thái sư tại triều đường nói lời chính nghĩa, lời vừa dứt đã có kẻ phụ họa, thật ra các thần tử cũng đều cảm thấy đây đúng là cơ hội ngàn năm có một. Liên Ngụy công Khánh, chiếm lấy lãnh thổ đất đai nước Khánh.
Hàn Huyền Đạo nhìn không khí của triều đường, tất nhiên phải ra mặt tranh luận.
Tiêu thái sư nhìn thấy Hàn Huyền Đạo bước ra, ung dung thản nhiên, hẳn là điều lão đã dự tính tới. Ngược lại, Hoàng đế như hơi nhếch miệng cười, hỏi:
-Hàn ái khanh, liên Ngụy công Khánh, mở mang bờ cõi, có gì không được?
Hàn Huyền Đạo liếc Tiêu thái sư, rồi cung kính nói:
-Khởi bẩm Thánh thượng! Thái sư nói Đại Yến ta phải xưng bá thiên hạ, thống nhất bốn biển, lời đó thần tán thành. Nhưng… thần nghĩ, nếu Ngụy Khánh khai chiến, thì vẫn đem đến cho Đại Yến ta một cơ hội.
Tiêu thái sư cười:
-Hàn đại nhân, không biết ngài có chính kiến như thế nào?
Hàn Huyền Đạo chậm rãi nói:
-Việc binh đao giao chiến là quốc gia đại sự, thực là vạn bất đắc dĩ, tuyệt đối không thể nhắm mắt làm bừa. Hơn nữa, nếu phát binh động đao, cần có đủ quân lương khí giới, chỉnh đốn và chuẩn bị đâu vào đấy. Thần quản lý Hộ bộ, áng chừng gom hết các khoản, kể cả thuế ruộng cũng không đủ để chống đỡ một trận đại chiến kéo dài. Mặc khác, đã có chiến tranh cũng như dấn thân vào vũng bùn, chiến sự thay đổi bất ngờ, không ai biết bao giờ thì có thể chấm dứt. Có thể một tháng hai tháng, cũng có thể một năm hai năm. Quốc khố của Đại Yến ta, mặc dù là đảm bảo dân chúng an cư lạc nghiệp, nhưng không đủ để đảm bảo chiến sự kéo dài hằng năm.
Tiêu thái sư cười lạnh:
-Hàn đại nhân, theo lão phu biết, Hạ gia ở Nghi Xuân mưu đồ tạo phản, sau khi tru trừ Hạ tộc, tất cả quân lương ở Bát quái vây đều được sung quốc khố. Cũng từ lần đó, toàn bộ tài sản của Hạ gia ở Nghi Xuân, ở kinh thành cung được sung vào Hộ bộ. Số của cải của Hạ tộc cũng không phải là ít.
Hàn Huyền Đạo thần sắc ổn định, cười đáp:
-Thái sư có lẽ quên rồi. Gia sản Hạ tộc sung vào Hộ bộ không sai, nhưng ở Nghi Xuân tái xây dựng cùng với khoản tiền chống lũ, số lượng so với của cải của Hạ tộc còn lớn hơn nhiều. Hơn nữa, mười vạn dân chúng coi như phải làm lại từ đầu. Muốn trồng trọt phải khai thông dòng nước. Tiền bạc của Hộ bộ cũng theo dòng nước lũ ấy mà chảy ra. Chưa kể, đê Đại Thường giang còn chưa củng cố xong. Công bộ Thượng thư Tiêu Hoài Kim mấy lần thúc giục ta phát bạc xuống để gia cố đê điều. Thái sư, chẳng lẽ việc này Tiêu thượng thư không có bẩm báo với ngài?
Tiêu thái sư cũng bình thản:
-Hàn đại nhân, ngài nói lời này ta không hiểu. Đường đường là Đại Yến, xuất binh kéo dài một chút cũng không được sao? Nhớ năm đó Yến Võ Hoàng đế chỉ cần 300 khôi pháp vẫn khởi binh, gây dựng quốc gia, lập nên Đại Yến. Hiện giờ Đại Yến ta có 6 quận. ngàn vạn con dân, muốn xuất binh một hồi cũng không làm được, điều này thật vớ vẩn. Hàn đại nhân, ngài coi đây là cái cớ, rốt cuộc là không muốn hay không dám đánh?
Cả triều văn võ bá quan trơ mắt lên nhìn hai người trên triều khẩu chiến. Thời điểm này, quan viên bình thường tất nhiên không dám nói xen vào. Đã đến lúc các đầu lĩnh ra mặt. Nếu có ai dám xông lên, trừ phi là mấy đầu lĩnh các thế gia còn lại, nếu không một câu mất mạng cũng không chừng.
Cho nên trong điện Thái Bình rộng lớn, Tiêu thái sư và Hàn Huyền Đạo đối chọi gay gắt, cũng là qua rất nhiều năm, Hàn Huyền Đạo mới lần đầu tiên có gan cùng Tiêu thái sư lâm triều tranh cãi.
Tuy rằng ngày xưa cũng có dị nghị, nhưng công khai đối đầu như thế này, là lần đầu tiên.
Vào lúc đó, quần thần trong lòng đã hiểu, Hàn gia bây giờ đã khác, đâu còn vì căn nhà nhỏ ở Đông Hải kia mà tại triều đường nhún nhường vì toàn thể thế gia đại tộc.
Hàn tộc hiện tại đã ngồi chiếu trên, đã bắt đầu vì từng tấc đất của mình mà tranh đấu.
Miệng lưỡi sắc bén của Tiêu thái sư cũng không khiến Hàn Huyền Đạo có chút biến sắc, vẫn bình tĩnh nói:
-Thái sư hỏi hạ quan không dám hay không nghĩ, nếu muốn hạ quan trả lời thì xin nói thẳng: hạ quan vừa không muốn vừa không dám. Vì tiền đồ của nước Yến, hạ quan không muốn đánh. Xem xét khả năng trang bị quân lương, hạ quan không dám đánh. Chiến sự nổ ra, sinh linh đồ thán, một khi có tổn thất, lòng nhuệ khí của chúng ta sẽ bị chà đạp. Đại Yến ta lập nước gần trăm năm, đến nay đều chăm lo cho bách tính, lấy an dân làm gốc. Đại chiến nổ ra, toàn dân lâm vào chiến sự, với Đại Yến ta hậu chiến có lợi hay có hai không ai đoán trước được. Nước Ngụy tập trung hỏa lực ở biên quan, là vì đã chuẩn bị kỹ lưỡng hơn mười năm, nếu muốn đánh, phải chuẩn bị binh lương đầy đủ. Đại Yến ta chỉ trong thời gian ngắn liền vội vàng cùng Ngụy liên minh chinh phạt nước Khánh, hậu quả sau đó, các chư vị đã có ai nghĩ tới chưa?
Hoàng đế vuốt nhẹ chòm râu, nhìn Hàn Huyền Đạo hỏi:
-Hàn ái khanh, ý của khanh không nên liên minh với nước Ngụy, mà nên đàm phán với nước Khánh?
Hàn Huyền Đạo bước lên hai bước, chắp tay lại nói:
-Thánh thượng! Từ xưa đến nay, nếu đánh, nhất định là ta phải có lợi mới đánh. Thái sư muốn mở mang lãnh thổ, đây cũng là mong mỏi của bách tính. Nhưng nếu là vào lúc này phát binh, trừ phi trong ngoài đều có ích, nếu không tuyệt đối không thể động binh. Thần từ lúc Ngụy Khánh tập trung quân lên biên cảnh, đã từng nghĩ tới nghĩ lui, cuối cùng cảm thấy vào lúc này liên Ngụy đánh Khánh, bất kể trong ngoài, đối với Đại Yến đều không có ích.
Tiêu thái sư thần sắc không thay đổi, vuốt râu cười nói:
-Lão phu đang muốn nghe Hàn đại nhân giải thích đây.
-Bên trong không nên, thần đã có nói qua rồi. Binh không mạnh. Lương không đủ. Thêm thiên tai vừa qua, các Thành vệ quân đều cần được phát bạc. Tiền bạc phát xuống cho các địa phương, công văn thúc giục dồn dập đổ về Hộ bộ. Một khi Hộ bộ dùng nhiều tiền cho việc trang bị quân lương, không phát kịp bạc cho các địa phương, không tránh khỏi phía dưới ca thán, lưng mình còn chưa yên, trước mặt sao có thể phát binh đánh Khánh?
Hàn Huyền Đạo thần sắc quả quyết, cao giọng nói:
-Bên ngoài không nên, là khi phát binh đánh Khánh, Đại Yến ta và nước Khánh tất trở thành thù địch, về lâu dài, đối với nước Yến ta mà nói, hoàn toàn bất lợi.
Lúc này Binh bộ Thượng thư Phạm Vân Ngạo cũng đi ra:
-Khởi bẩm Thánh thượng! Lời Hàn đại nhân rất có lý. Nước Ngụy phạt Khánh, lấy thực lực của nước Khánh chắc chắn có thể trụ được, quyết không đến nỗi dễ dàng bị Tây Ngụy hủy diệt. Đại Yến ta nếu thực sự xuất binh cùng Ngụy đánh Khánh, có lẽ cũng hạ được một vài quận, nhưng từ nay về sau, phải đối mặt với tình thế nghiêm trọng.
Dừng một chút, mới nói tiếp:
-Mười năm trước, chúng ta và nước Khánh có hiệp nghị không xâm phạm lẫn nhau, mười năm sau, hai bên có thể có va chạm nơi biên giới, nhưng chưa từng xảy ra đại chiến. Nhưng một khi liên Ngụy công Khánh, sẽ trở thành tử địch của nước Khánh, như vậy chỉ cần nước Khánh không bị diệt, biên cương của chúng ta sẽ bất ổn hằng ngày. Mấu chốt nhất chính là nước Ngụy sẽ nhân cơ hội này lớn mạnh, chúng ta không những phải lo nước Khánh trả thù mà còn phải ngồi nhìn nước Ngụy nhờ liên kết với chúng ta mà có thêm đất đai rộng lớn, trở thành mối đe dọa đối với nước Yến. Người nước Ngụy lòng muông dạ thú, một khi đắc thế, nhất định sẽ quay đầu mâu nhắm vào nước Yến. Nước Yến phải vừa đối mặt với Tây Ngụy ác lang vừa canh cánh lo nước Khánh trả thù. Chỉ vì liên minh với Ngụy mà chiếm được vài ba quận, ngày sau phải đối mặt với hai nước lăm le công phạt. Thử hỏi các chư vị, đến lúc đó, Đại Yến ta có thể ngăn cản sao?
Phạm Vân Ngạo là Binh bộ Thượng thư, ông ta phân tích, dĩ nhiên là từ góc độ nhà binh mà suy xét.
Hàn Huyền Đạo trước sau chia nhau phân tích, triều thần lập tức cảm thấy bọn họ nói cũng vô cùng có lý. Nếu chỉ vì công phạt được một vài quận của nước Khánh, mà trở thành tử địch với họ, như vậy nước Yến sẽ bị vây vào tình thế nguy hiểm. Một khi nước Khánh vì trả thù mà… bắt tay với nước Ngụy, nước Yến đến lúc đó mất đi sẽ không chỉ là một hay vài quận.
Thay đổi bất ngờ, không có kẻ thù vĩnh viễn cũng không có bạn bè vĩnh viễn. Bất cứ việc gì cũng đều có thể xảy ra.
Nước Yến có thể tồn tại sừng sững ở Trung Nguyên gần trăm năm, cố nhiên là nhờ thực lực thâm hậu, nhưng khách quan mà nói, cũng là vì không giáp biên với nước Ngụy hiếu chiến, nên không bị họ quấy nhiễu. Mà thời điểm nước Khánh bị nước Ngụy công kích, toàn bộ tinh lực đều dồn về chiến tuyến phía Tây để đối Ngụy, thêm vào đó, người nước Khánh vốn chuộng văn mà khinh võ, không giống nước Ngụy cực kỳ hiếu chiến. Bất kể theo chiến lược hay góc độ bản tính thì nước Khánh luôn nguyện ý cùng nước Yến duy trì tình trạng hòa bình ở biên giới. Điều này giúp nước Yến ít khi gặp phải chiến sự lớn. Đọc Truyện Kiếm Hiệp Hay Nhất: http://truyenfull.vn
Tuy nhiên nước Khánh cũng chẳng phải sợ gì nước Yến. Hơn nữa người nước Khánh vốn tự nhận mình ưu việt hơn, là gốc của văn hóa Trung Nguyên, là đất nước lễ nghi, là quốc gia chính thống nhất thiên hạ.
Nước Yến nếu muốn liên Ngụy công Khánh, một khi không thể đánh thắng, lấy bản tính cao ngạo của người Khánh, nhất định sẽ tìm cách báo thù nước Yến.
Nhóm triều thần vừa mới chớm nghĩ đến chuyện liên Ngụy công Khánh, ngay lập tức đã cảm thấy tim đập thình thịnh.
Hoàng đế nhíu mày, thoáng có chút suy nghĩ.
-Thánh thượng!
Hàn Huyền Đạo lại chắp tay nói:
-Lần này, nếu đám phán với nước Khánh, không những sẽ đạt được rất nhiều tài vật, đối với nước Yến ta, về chiến lược tranh giành thiên hạ cũng có cái được không nhỏ.
-Ồ?
Hoàng đế vuốt râu hỏi:
-Hàn ái khanh, có điều lợi gì vậy?
Hàn Huyền Đạo trả lời:
-Khởi bẩm Thánh thượng! Thực lực của nước Khánh, không dễ để người khác khinh thường. Nước Ngụy cũng có hơn mười năm tuyển binh luyện võ, mấy vạn hỏa lực tập trung biên quan. Lần này hai nước đều xuất ra quân binh tinh nhuệ nhất, so với trận chiến trước đây, lần này quả nhiên kịch liệt hơn nhiều. Đối với hai nước, hao tổn cũng nhiều hơn so với năm đó. Trận đại chiến này, sợ rằng sẽ chưa chấm dứt trong vài tháng, thậm chí sẽ kéo dài một, hai năm. Đối với hai nước Ngụy Khánh, tổn thất là không nhỏ. Đại Yến ta thừa cơ hội này tọa sơn quan hổ đấu, tăng cường tích lũy lương thảo, đẩy nhanh quân bị, đợi cho hai nước tiêu hoa tinh lực, mới ra tay, cái này mới đáng gọi là thượng sách!
Hàn Huyền Đạo nói xong, lập tức có không ít triều thần bước ra khỏi hàng tán thành.
Tiêu thái sư chợt phá lên cười, tiếng cười quái dị khiến cho không khí trên triều càng lúc càng căng thẳng.